Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn Kỹ thuật thi công cổ ngỗng trên hệ mái của từ đường – Nhà thờ họ.
Kỹ Thuật Thi Công Cổ Ngỗng
Từ đường – nhà thờ họ đã có từ xa xưa, có lẽ từ khi chúng ta có nghĩa gia tộc và có tục thờ cúng tổ tiên. Nhà thờ họ là trào lưu văn hóa đang phát triển ở nước ta hiện nay và đang trở nên ngày càng đa dạng hơn về quy mô và kiểu cách kiến trúc, đây là nơi chốn tâm linh của một tộc họ, là nơi ghi dấu lại cội nguồn của các thành viên trong mỗi gia tộc.
Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về chủ đề kỹ thuật thi công cổ ngỗng tại các công trình từ đường nhà thờ họ. Như các bạn đã biệt chi tiết cổ ngỗng chính là phần trên của hệ mái đua ra hiên nhà từ đường. Vì chi tiết này có hình dài và cong giống cổ ngỗng nên được gọi là cổ ngỗng.
Sau khi chúng ta đổ cột vuông xong đến cột tròn thì chúng ta bắt đầu đặt cữ bên dưới để nắm độ cong cho chi tiết được đều nhau. Đặc biệt trong thi công chi tiết này phần côt pha được dùng che chống ở góc nghiêng chéo.
Hai bên má xà chúng tôi đã dổ bên dưới và để dây râu thép để buộc lại và tại các điểm liên kết chúng tôi dùng xi măng tạo liên kết. Trên các chi tiết cổ ngỗng chúng tôi có để các khoảng trống để sau này đặt xà gồ. Và phần kết cấu chung tô dùng 4 cây thép 16.
Phần thép chờ được bẻ chân ăn vào thân phần cột khoảng 30 cm, sau đó bẻ cong nguyên cả cây thép dài ra.