Từ Đường KISATO

Ý Nghĩa Họa Tiết Trang Trí Từ Đường Phổ Biến Thường Sử Dụng

Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết: “Ý nghĩa họa tiết trang trí từ đường“. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về công trình nhà thờ họ nhé.

Ý Nghĩa Họa Tiết Trang Trí Từ Đường Trên Tường

Ý nghĩa họa tiết trang trí từ đường chữ thọ
Ý nghĩa họa tiết trang trí từ đường chữ “thọ” được sử dụng nhiều

Nhà thờ họ có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn, vì vừa là nơi tiến hành nghi lễ truyền thống để con cháu thể hiện lòng biết ơn các bậc sinh thành, vừa là nơi các thành viên họ tộc gặp gỡ, quây quần bên nhau. Chính vì vậy các hoạ tiết trang trí trong nhà thơ họ hay trong từ đường phải thể hiện được tôn kính, lòng biết ơn của thể hệ sau. Hôm nay chúng tôi giới thiệu tới các bạn một số hoa văn phù điêu đặc trưng thường dùng để trang trí từ đường hay nhà thợ họ

Chữ “Thọ” trong tiếng Hán có nghĩa là sống lâu, sống Thọ để hưởng phúc là ước mơ của cả nhân loại. Trong thiết kế từ đường Chữ Thọ được viết cách điệu khi ứng dụng vào các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ hay trên trang phục hoặc các hoa văn trang trí.Chữ Thọ theo tiếng Hán có tổng cộng 14 nét và được xếp vào bộ sĩ gồm có 5 chữ cấu thành:

Chữ “Sĩ”: Sĩ nghĩa đen là học trò, học rộng là sự hiểu biết, là tư duy. Theo đó, muốn sống lâu, điều đầu tiên là bộ óc luôn luôn phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Mệnh đề triết học nổi tiếng “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại” có lẽ trước tiên cũng mang hàm nghĩa như vậy.

Chữ “Nhị”: nghĩa đen là hai; nghĩa rộng ra là quan hệ giao lưu qua lại. Con người muốn sống lâu phải thường xuyên giao tiếp, trao đổi các lĩnh vực của đời sống. Giao tiếp giúp nâng cao năng lực tư duy, giải tỏa những vướng mắc, làm cho đầu óc thanh thản, thư thái.

Chữ “Công”: ghĩa là vận động. Con người muốn sống lâu thì phải vận động, có thể là làm việc bằng chân tay hoặc tập thể dục, con người phải vận động vừa với sức lực của mình. Ngoài ra chữ Công trong chữ Thọ này cũng có ý nghĩa là sống lâu nhưng sức khỏe phải tốt và có thể tự vận động được, sống Thọ và sống khỏe chứ không phải sống Thọ nhưng lại bệnh tật và nằm bất động.

Chữ “Khẩu”: nghĩa là cái miệng. Chữ Khẩu trong chữ Thọ có ý nghĩa rất trừu tượng nhưng Chúng ta có thể hiểu về ý nghĩa của chữ Khẩu này trong chữ Thọ là khả năng giao tiếp, người sống Thọ nhưng cũng cần có khả năng giao tiếp với mọi người.

Chữ “Thốn”: theo nghĩa đen là tấc, nghĩa rộng là sự đo đếm, là mực thước. Như vậy hoạ tiết trang trí chữ Thốn này là chữ cuối cùng tạo lên chữ Thọ quy định 4 hoạt động ở trên là ở mức độ nhất định hay còn nói là nó thích hợp với từng người chứ không phải là tất cả mọi người. Trong kiến trúc và trang trí nội thất từ đường, chữ Thọ được xử lý cách điệu qua các hình dạng vuông hoặc tròn với những đường thẳng, cong, khỏe mạnh, cân xứng. Điều này đã mang lại tính thẩm mỹ rất cao, đặc biệt là khi được phóng to trên các bức tường hoặc cửa sổ.

Đối với chất liệu đồng hay gỗ, chữ Thọ được điêu khắc, chạm trổ uốn lượn cầu kỳ theo mô tuýp trang trí vân mây, hoa lá rất đẹp mắt. Chữ Thọ cách điệu thành hình tròn còn được kết hợp với một vòng tròn bao quanh gồm năm con dơi và năm chữ Vạn xen kẽ nhau. Như vậy, đặt chữ Thọ trong vòng 5 con dơi và 5 chữ Vạn hàm nghĩa mong ước hay cầu chúc được hưởng ngũ phúc và vạn thọ (sống lâu muôn tuổi).

Trang trí từ đường trên mái cũng rất quan trọng

Trang trí từ đường với đôi kìm nóc

Đôi kìm nóc Con kìm hay còn gọi là tượng si, là một linh vật trong nghệ thuật tạo hình của Việt Nam. Linh vật thường thể hiện niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo, là biểu tượng của văn hóa. Từ thời xa xưa, người ta quan niệm linh vật thường có một sức mạnh siêu nhiên, nguồn năng lượng dồi dào, chi phối sự hoạt động của thế giới vật chất. Một trong những linh vật được sử dụng làm hoạ tiết trang trí đó chính là đầu đao, kìm nóc. Con kìm nóc đã có từ thế kỷ 17 – 18 từ thời Lê Trung Hưng được làm bằng đất nung.

Hoạ tiết trang trí trên mái từ đường rất quan trọng

Với quan niệm con kìm là động vật biển có đuôi cong tròn, khi đạp sóng thì có mưa rơi, nên được sử dụng với ý nghĩa phòng ngừa hỏa hoạn. Con kìm mang trong mình nhiều hình thức khác nhau như hình con rồng, hình đầu rồng, đầu cá… Con kìm – biểu tượng văn hóa truyền đạt ý tưởng khi đạp nước thì có mưa xuống. Cho nên, người ta thường đặt con kìm trên nóc mái nhà, công trình kiến trúc. Đặc biệt là những công trình mang tính tâm linh như nhà thờ họ, đền, đình, … với dụng ý tránh hỏa hoạn, cháy nổ. Kìm nóc đặt trên mái được trang trí trên đỉnh mái thường sử dụng hai con chầu giữa mái là mặt nguyệt âm dương.

Mặt nguyệt âm dương: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều ẩn chứa hai mặt của Âm và Dương. Sự vận hóa đắp đổi không ngừng tạo nên vạn vật nơi Vũ trụ. Quá trình biến đổi trong mọi sự vật luôn tiến về thế cân bằng Âm Dương. Như hình tròn vô hướng luôn vận động không ngừng, nhưng Nội trong nó là hai Thái cực Âm Dương luôn cân bằng: có tiêu thì có trưởng, có Dương cực sinh Âm thì cũng có Âm cực sinh Dương, có trên thì cũng có dưới, có trái thời có phải …

Rồng chầu mặt nguyệt:Hình ảnh rồng chầu mặt nguyệt là hoạ tiết trang trí thường thấy trong đồ thờ và những công trình tâm linh truyền thống. Đây không chỉ là hình ảnh trang trí làm đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc. Trước hết, rồng là một trong tứ linh Long Lân Quy Phụng theo quan niệm tâm linh xưa, tượng trưng cho điều tốt lành, rồng là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền, thường xuất hiện trong phủ vua chúa. Hình ảnh hai con rồng chầu vào nhau còn là biểu tượng của âm dương hòa hợp trong vũ trụ. Về hình ảnh mặt nguyệt ở giữa có thể được hiểu là mặt trăng nhưng cũng có người hiểu là viên ngọc sáng. Nhưng dù hiểu theo ý nghĩa nào thì đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho trái đất, sự sống, ngũ hành,… trong vũ trụ. Chính vì vậy, rồng chầu mặt nguyệt là biểu tượng của quy tụ sức mạnh thiêng liêng, sự giao hòa giữa trời đất để mang lại sức sống mạnh mẽ, tài lộc cho con người.

Hoa văn hổ phù Trong triết lý vũ trụ Nho giáo, không gian bên trong tự tại của là thế giới thần tiên linh diệu, mặt Hổ Phù chứa đựng bí quyết trường sinh bất lão. Mặt Hổ phù cũng là sự biểu hiện vũ trụ bao la vô bờ bến, là hình ảnh tượng trưng linh thiêng, là sự ám ảnh xua đuổi tà ma, chống lại ám khí, bảo vệ chủ nhân. Mặt Hổ phù là biểu tượng tôn giáo, niềm tin tâm linh và triết lý vũ trụ khác nhau. Chúng được kiểu thức hóa cho phù hợp với tâm thức người Việt. Kiểu thức mặt Hổ phù được được đục trạm trên các cột nhà khá nhiều trên các công trình kiến trúc, đó là kiểu đầu rồng trang trí chính diện với góc nhìn đăng đối.

Nhiều kiểu thức mặt rồng được diễn tả bằng sứ màu làm nổi bật cả một đầu hồi cung điện, có khi còn kết hợp với hoa lá, lá lật. Họa tiết vân mây đắp trát lên kẻ, đấu cột, bẩy, vì kèo Có rất nhiều mẫu mã hoa văn đắp trát lên kẻ, đấu cột, bẩy, vì kèo, xà cột… tùy theo văn hóa của từng vùng miền. nhưng đại đa số những mẫu hoa văn này được lấy ý tưởng từ hình tượng: hoa sen, hoa cúc, hoa mai, cây tùng, cây trúc, lá sen, đài sen, …

Ý nghĩa hoạ tiết trang trí từ đường trên cửa rất quan trọng

Ý nghĩa họa tiết trang trí từ đường trên cửa nhà thờ họ

Trang trí từ đường với hình ảnh tứ linh trên cửa

Tứ linh: Long – Ly – Quy – Phụng Nhắc đến “Tứ Linh” thì chắc hẳn ai cũng biết ngay đến bốn linh vật Long – Lân – Quy – Phụng, đây là bốn linh vật có sức mạnh phi thường tượng trưng cho trời đất, bắt nguồn từ tứ linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. những linh vật từ lâu đã chiếm vai trò không hề nhỏ trong đời sống tinh thần của con người. Tứ Linh là biểu trưng của vẻ đẹp cao sang, phú quý, đồng thời cũng là vật phẩm có giá trị phong thủy cao, đem lại rất nhiều lợi ích cho người chủ.

Chính vì thế mà có không ít người sử dụng hình ảnh để bài trí trong công trình từ đường. Các vật phẩm khắc tứ linh đều có độ khó và độ tinh xảo cao do phải khắc họa tới 4 hình tượng trên một vùng không gian nhỏ. Hơn nữa các linh vật này đều có những chi tiết đòi hỏi phải được khắc họa chính xác nên thời gian thực hiện những sản phẩm này cũng lâu hơn và giá trị cũng cao hơn rất nhiều.

Long (Rồng) Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, mang lại Dương khí, sự quật khởi, ý chí, công danh, tài lộc và quyền lực. Rồng thực chất không phải là một con vật có thật mà là sản phẩm của tưởng tượng, nghệt thuật và niềm tin mãnh liệt. ình tượng của rồng bao gồm sự kết hợp của các loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Thân Rồng uốn hình Sin gồm 12 khúc tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Sự uốn lượn mềm mại và nhấp nhô của rồng thể hiện khả năng biến đổi thời tiết, thiên nhiên và mùa màng.

Đầu rồng là nét khác biệt lớn nhất, Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài. Miệng rồng ngậm Minh châu, Rồng ở các nước giữ ngọc bằng móng vuốt trước. Viên Châu tượng trưng cho tính nhân văn, trí thức và lòng cao thượng. Đầu Rồng luôn ngước lên thể hiện ý chí nhân văn cao.

Lân Là linh vật được biết đến thứ 2 sau Rồng, dân gian cho rằng sự xuất hiện của Lân báo hiệu điểm lành, thái bình thịnh vượng sắp tới. Ngoài ra hình tượng Lân cũng được dùng để trấn giữ cửa nhà, hóa giải hung khí khi đối diện với cửa nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, góc nhọn, đường vòng chiểu thẳng vào nhà. Lân là con cái, con đực gọi là Kỳ nên được gọi chung là kỳ lân. Lân có dung mạo kì dị và cũng là một sản phẩm từ trí tưởng tượng nghệ thuậtcủa con người mà ra. Lân là con Vật đầu nửa rồng nửa thú, thuộc loài nai, mình vằn, đuôi giống như đuôi trâu trên đầu thường có 1 sừng. Thân kỳ Lân giống Hươu nhưng có vảy khắp người, chỉ ăn cỏ và thần thái vô cùng sinh động. Vì là một loài thú lành tình chuyên giúp người tốt và đuổi cắn người xấu nên mỗi khi Kỳ Lân xuất hiện là báo hiệu của một thánh nhân sắp xuất hiện cứu giúp dân chúng.

Quy Quy (Rùa) là con vật duy nhất có thật trong tự nhiên. Trong lĩnh vực tâm linh Quy được xem là hội tụ của trời đất – âm dương : bụng bằng tưởng trưng cho mặt đất (âm), mai khum vòng tượng trưng cho vòm trời (dương). Trong dân gian rùa có nhiều lúc được kết hợp với những con vật khác như rắn (Quy xà hợp thể), hay rùa đầu rồng (long quy) có sự kết hợp của rùa và rồng nên rất linh thiêng.

Phụng (Phượng/Phượng hoàng) Phượng hoàng được bắt nguồn từ nền văn hóa của Trung Hoa, được ví là loài chim đẹp nhất trong các loài chim. Phượng hoàng tuy được phân thành Phượng (con trống) và Hoàng (con mái) nhưng về sau không còn sự phẩn biệt rạch ròi như vậy nữa mà các đặc điểm được kết hợp lại với nhau và gọi chung là Phượng Hoàng. Trong nền văn hóa của các nước phương đông, Phượng Hoàng là một trong những linh vật tối cao được cho sánh ngang với Rồng. Phượng hoàng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự cao quý, tình yêu thương của người mẹ và ẩn chứa một sức mạnh huyền bí.

Hoạ tiết trang trí từ đường trên cửa rất ấn tượng

Phượng hoàng cũng là một linh vật trong truyền thuyết được hình tượng hóa trong đời sống tâm linh. Phượng được miêu tả có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vảy cá chép , móng chim ưng và đuôi công Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Rồng mang yếu tố dương và tượng trưng cho vua chúa, Phượng hoàng mang yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu. Âm dương hòa hợp tức là rồng và phượng quấn quýt lấy nhau, do đó hình tượng rồng phượng được người dân Trung Quốc cho là đại diện của hạnh phúc giữa chồng và vợ. Do đó trong các đám cưới tại Trung Quốc người ta thương trang trí hình ảnh rồng phượng để cầu chúc hạnh phúc.

Sử dụng hoạ tiết tứ quý vào trang trí từ đường

Tứ quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai Tranh tứ quý là tranh gồm có 4 bức thể hiện bốn mùa xuân – hạ – thu – đông trong năm. Việc treo tranh tứ quý không chỉ mang tính chất trang trí mà nó còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy về tài lộc, phú quý và sung túc cho gia đình. Khi thi công từ đường, bộ tranh tứ quý còn được để chạm khắc lên bộ cửa một cách tinh tế.

Cây Mai Đối với người Việt Nam chúng ta quen thuộc với mai vàng của miền nam, loài thực vật sinh trưởng trong thời tiết nhiệt đới ấm nóng. Nhưng hoa mai trong Tứ Quý lại là một loại Mai trắng của người Trung Quốc, loại mai này sinh trưởng và nở hoa được trong thời tiết giá lạnh. Mùa xuân là tiếp nối của mùa đông nên hoa muốn nở được vào đầu xuân đã phải phát triển và ươm nụ trong giá lạnh của mùa đông vừa qua. Hoa mai vượt qua được cái khắc nghiệt của mùa đông để nở những bông hoa trắng rực rỡ tượng trưng cho sự tinh khiết và sức sống mãnh liệt vượt qua mọi gian nan nguy khó để thành công. Ý nghĩa của hoa Mai trong bộ tranh Tứ Quý chính là sự sống mãnh liệt, một tâm hồn tinh khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nụ hoa nẩy lộc mỗi độ xuân về còn mang ý nghĩa tấn tài tấn lộc và giàu sang sung túc. Bức tranh tứ quý hoa Mai hay tranh gỗ tứ quý hoa Mai được dùng nhiều trong các cung điện vua chúa thời xưa tượng trưng cho sự cao thượng và giàu sang phú quý.

Cây Trúc Trúc ở đây được dùng để chỉ chung các loại có thân tre có gai nói chung. Có thể nói đây là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt có khả năng chịu khô hạn cao mà vẫn xanh tốt, đặc biệt là trong mùa hạ khi nhiệt độ lên cao và không có mưa.Thân trúc dài và thẳng cao nhưng không cong rạp xuống đất. Điểm đặc biệt của các giống cây tre, trúc là cho dù bị đốt cháy nhưng không bị cong mà vẫn giữ được nguyên khối. Ý nghĩa của bức tranh tứ quý cây trúc trong phong thuỷ là mang đến tài lộc và trường thọ. Ngoài ra, cây trúc còn là biểu tượng của ý chí kiên cường vượt qua mọi hoàn cảnh và sống gió trong cuộc đời. Do đó, tranh về cây trúc trong bộ tranh gỗ tứ quý thường được dùng làm quà tặng cấp trên trong các dịp lễ tết, mừng thọ.

Hoa Cúc Hoa Cúc vốn được gọi với một cái tên khác đó là Hoa Vạn Thọ, sinh trưởng và nở hoa mạnh trong tiết trời mát lạnh cho sắc hoa rực rỡ nhất. Cúc Vạn Thọ có ý nghĩa là trường thọ vì vậy đươc người Trung Quốc sử dụng rất nhiều trong tiệc mừng họ và dịp đầu năm mới. ên cạnh đó, hoa cúc còn thuộc vào hàng 4 loài hoa quý của Trung Quốc trong bộ tranh Mai – Lan – Trúc – Cúc. Trong phong thuỷ, nguồn năng lượng của hoa cúc đem đến cho gia đình không khí hài hoà và cuộc sống bình yên. Đặc biệt, bức tranh hoa cúc trong bộ tranh gỗ tùng cúc trúc mai còn mang ý nghĩa trường thọ (bởi tên Vạn Thọ) và phúc lộc dồi dào.

Cây Tùng Tùng là loài cây thân gỗ lâu năm, có thể sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu từ vùng đất đồng bằng phì nhiêu ấm áp đến những vùng đất khô cằn giá lạnh. Chính vì Tùng không kén đất và quanh năm bốn mùa xanh tốt nên tượng trưng cho đạo làm đẹp cho đời của người quân tử. Tùng không chỉ mang tính chất đại diện mà từ lâu theo phong thủy Tùng Đã có một năng lực rất mạnh có thể xua đuổi tà khí và mang lại bình yên cho con người. Tùng cũng có tuổi thọ rất cao nhiều cây có tuổi lên tới vài trăm năm, do đó tùng được dùng trong phong thủy còn đại diện cho sự sức khỏe dẻo dai và sự trường sinh bất lão.

0/5 (0 Đánh giá)
Exit mobile version