Các Gian Thờ Và Cách Sắp Xếp Các Bàn Thờ
Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết: “Các gian thờ và cách sắp xếp các bàn thờ“. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về công trình nhà thờ họ nhé.
Nhà thờ họ hay còn được gọi là từ đường, đây chính là ngôi nhà được xây dựng để phục vụ mục đích thờ cúng cho tổ tiên của dòng tộc hay của từng phái, chi, ngành. Các nghi thức diễn ra bên trong từ đường trở thành một nét đẹp trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của người dân nước ta. Đặc biệt là những khu vực đồng bằng trung du Bắc Bộ, Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Hằng năm sẽ được tổ chức một ngày giỗ tổ ở nhà thờ họ, để đây chính là dịp để con cháu trong dòng tộc họp hành, gặp gỡ, sum vầy bên nhau.
Nhà thờ họ là nơi để lưu trữ gia phả gốc, văn tự cổ, bài vị tổ tiên…Cùng với đó là nhiều các vật dụng mang ý nghĩa tinh thần tâm linh có liên quan đến tổ tiên và dòng họ. Đây còn là nơi để con cháu tụ họp, hội tụ với nhau để thờ cúng tổ tiên, ông bà…để thể hiện sự biết ơn, sự thành kính và lòng hiếu thảo của con cháu. Ngoài ra thì nhà thờ còn là nơi để thờ cúng các doanh nhân, ghi danh các vị anh hùng có công.
Hình ảnh nhà thờ họ còn thể hiện một ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong nét văn hóa thờ cúng của người Việt, nơi để cho con cháu thành tâm cầu nguyện ước mong của mình với hy vọng tổ tiên, ông bà sẽ luôn đứng sau để bảo vệ, phù hộ đội trì, gặp được nhiều may mắn.
Nhà thờ họ truyền thống được xây dựng dạng 3 gian hoặc 5 gian (theo số lẻ dựa theo thuyết ngũ hành – tam tài) với 2 mái, 4 mái hoặc 8 mái. Nhà thờ họ được dựng trên một nền đất bằng gạch, xung quanh có tường rào bao bọc, thường có 1 tầng hoặc 2 tầng với bộ khung nhà thường được làm bằng gỗ
Chính giữa của gian thờ tổ gồm hai lớp:
Lớp ngoài gồm: Bàn thờ tổ được chạm hoa văn cầu kỳ, tỷ mỷ thường được làm bằng bàn thờ ô xa, bàn thờ chấp tải, bàn thờ án gian, sập thờ chân quỳ…kích thước của bàn thờ này thường làm 2m17 (hoặc dài 1m97) rộng 1m07 hoặc 87cm, cao 1m27. Trên mặt bàn thờ tổ bài trí bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự, mâm bồng, ống hương, đài nến, bát hương, đỉnh đồng…
Lớp trong gồm: Thường làm bàn thờ án hành hay gọi là bàn hành được tối giản hoa văn do đặt phía trong, kích thước làm dài bằng bàn thờ tổ bên ngoài nhưng cao hơn khoảng 20 cm dùng để đặt ngai thờ, khám thờ và bài vị thờ thủy tổ.
Gian thờ chính của nhà thờ họ được bố trí với cửa võng ở hàng cột cái, hai bên cột là 2 câu đối, phía trên cửa võng là cuốn thư, phía sau cuốn thư là hành phi ( đại tự). Phía trước của hậu cung cũng được bố trí cửa võng vào hậu cung. Trong phần bố trí của gian chính vẫn thiếu phần long đình chụp xuống chỗ đứng khấn với chân ở bốn góc cột.
Gian thờ phụ hai bên của nhà thờ họ:
Gian tả (bên trái): là bàn thờ các thế hệ ông bà Cao tổ có con cháu nối đời cho đến hiện tại (gọi là hữu tự) gồm: Các thế hệ ông bà Cao tổ của bản thân, ông bà Cao tổ bác, ông bà Cao tổ chú và bà Cao tổ cô (Các bà Cao tổ cô đã có chồng con, nhưng vẫn được phụng thờ chính thức, mặc dù những vị này đã được dòng tộc nhà chồng thờ cúng với vai trò là những người mẹ).
Gian hữu (bên phải): là bàn thờ các thế hệ ông bà Cao tổ không có con cháu nối đời (gọi là vô tự) gồm: Các thế hệ ông bà Cao tổ bác, ông bà Cao tổ chú và bà Cao tổ cô đã có chồng, có vợ nhưng không còn con cháu nối đời (Nếu các bà Tổ cô đã có chồng con, nhưng bị chồng ruồng rẫy, ly dị không có con cháu thì được phụng thờ chính thức trong nhà thờ họ của mình. Những vị này gọi là các bà “Tổ cô quy tông” tức các bà Tổ cô trở về được thờ cúng chính thức trong dòng tộc của mình)
Án gian (hương án), đẳng tế
Án gian là một dạng của bàn thờ thông thường, được chạm khắc họa tiết cầu kỳ và sơn son thếp vàng, được dùng cho nhiều không gian thờ tự như gia tiên, nhà thờ, đình chùa…
Bàn thờ có nhiều loại, nhiều dạng và được gọi tên khác nhau như: án gian, hương án, tủ thờ, bàn thờ ô xa, bàn thờ chấp tải…Án gian (hương án) là một cách gọi khác của bàn thờ. Khi nhắc tới án gian, người ta nghĩ ngay tới những mẫu bàn thờ đẹp có thiết kế tỉ mỉ và cầy kỳ hơn các loại bàn thờ thường thấy. Án gian (hương án) được chạm triện rất đẹp mắt và tinh xảo từ những họa tiết cách điệu như đầu rồng, chân quỳ, tứ linh, hoa đào, hoa mai,… Cùng với đó, khác với bàn thờ thông thường, án gian (hương án) là mẫu bàn thờ được sơn son thếp vàng, thếp bạc thay cho việc sơn phủ vecni thông thường, tạo vẻ đẹp lộng lẫy, vừa hoành tráng vừa linh thiêng.
Mỗi chiếc bàn án gian (hương án) mang một ý nghĩa, mục đích riêng. Do vậy, án gian (hương án) thường được đặt chế tác và đóng mới theo yêu cầu của người mua, trong đó một số mẫu án gian phổ biến như: Bàn án gian chân quỳ chạm khắc đầu rồng, Án gian chiện chữ Vạn, chữ Thọ, chữ Phúc cách điệu; Bàn thờ án gian chạm tứ linh, tứ quý…
Đẳng tế là chiếc bàn 4 mặt kiểu dáng đơn giản, để bày đồ tế lễ, làm bàn cho chủ tế. Đẳng tế phổ biến trong các nghi lễ tại nhà thờ họ, nếu tế 3 ban cần 2 đôi đẳng tế.
Cách bố trí bàn thờ từ đường chuẩn phong thủy
Cấu tạo của bàn thờ từ đường
Bàn thờ từ đường gồm có hai lớp: lớp trong và lớp ngoài
– Lớp trong gồm có chiếc rương lớn, với kích thước chiều cao khoảng 1m, chiều dài và rộng là 2m. Mặt trường gồm ba ô chữ được khắc chữ đại tự. Tiếp đến là hai chiếc mâm đặt phía bên trong bàn thờ nhằm mục đích bày biện trong ngày giỗ, ngày quan trọng của dòng họ.
Cần có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kế trên chiếc bệ và trước thần chủ có địa đựng trầu cau, ly nước và bình rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc bằng chất liệu sứ để đặt hoa quả và thức ăn thờ cúng.
Một thứ không thể thiếu chính là bài vị tổ tiên hoặc có thể thay thế bằng ảnh chân dung được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ. Bàn thờ từ đường lớp trong được ngăn cách với lớp ngoài bởi cửa võng, đại tự và câu đối.
– Lớp ngoài gồm có hương án thật cao, bình hương lớn làm bằng chất liệu sứ hoặc đồng. Trong bình đó có để tro hoặc cát bên trong và ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng. Hai bên của bàn thờ còn có hai cây đèn bật khi cúng lễ và hai cây đồng để thắp nến. Ngoài ra, có thể trang trí thêm một số đồ vật khác như hoành phi, câu đối ở hai bên hoặc vào chính giữa bàn thờ từ đường.
Chiếc y môn và đèn treo
Y môn ở đây được hiểu là bức màn vải màu đỏ dùng để ngăn cách lớp bàn thờ bên trong với bên ngoài. Y môn có thể làm bằng nhiễu, vải hoặc the, trên lớp băng ngang thường được thuê chữ đại tự.
Trước y môn là một chiếc đèn, dân gian gọi là tự đăng. Đèn này được thắp suốt ngày đêm, bởi theo quan niệm, hương hồn của những người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ. Tuy nhiên, hiện nay những chiếc đèn này đang dần được thay thế bằng đèn điện hoặc nến.
Thần chủ và gia phả
Chất liệu làm thần chủ thường là gỗ táu, gỗ của loại cây sống ngàn năm, có chiều dài khoảng hơn hai phân, ở giữa đề tên, chức tước của tổ tiên. Thường thần chủ được đặt trong long khám khi đến ngày cúng giỗ mới được mở ra.
Gia chủ là một cuốn sổ ở bất kỳ nhà thờ họ nào cũng có nhằm mục đích ghi chép lại thế hệ nối tiếp từ đời này qua đời khác. Trong gia phả thường ghi chép đầy đủ thông tin của tổ tiên cùng công trạng. Ngày nay, gia phả được ghi bằng chữ quốc ngữ, in ấn đẹp đẽ như một cuốn nhật ký của dòng họ.
Hoành phi và câu đối
Hoàng phi gồm có đại tự và cuốn thư, thường được treo trên mặt trước cửa bàn thờ từ đường. Chiều ngang của hoành phi dài khoảng ba thước, rộng hơn một thước được khắc những chữ lớn từ ba đến bốn chữ.
Bên cạnh hoàng phi được treo phía trước cửa bàn thờ, câu đối sẽ được treo ở hai bên. Tùy vào điều kiện của từng dòng họ mà câu đối được viết lên đó sơn son thếp vàng hoặc sơn đen khảm xà cừ, viết trên giấy hồng… Nội dung của câu đối thường nhằm mục đích ca tụng công đức của tổ tiên.
Ngoài ra, trên bàn thờ từ đường cần có một số vật dụng khác như:
– Bộ bát hương để thờ Phật với mong muốn cầu bình an cho gia đình, tài lộc, làm ăn thịnh vượng và thuận lợi trong công việc làm ăn.
– Mâm bồng đựng trái cây mỗi lần dâng hương gồm 5 loại quả mang những ý nghĩa khác nhau.
– Chóe bầy tượng trưng cho hũ gạo, hũ vàng của các gia đình giàu có thời xưa, hơn thể nữa tạo nên vẻ đẹp cao sang cho không thờ thờ từ đường.
– Lọ lộc bình sứ thường đặt hai bên đối xứng nhau, có tác dụng dùng để cắm cành lộc hoặc cắm hoa.