Cách Lợp Mái Cho Công Trình Từ Đường

Cách Lợp Mái Cho Công Trình Từ Đường

Cách Lợp Mái Cho Công Trình Từ Đường

Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết: “Cách lợp mái cho công trình từ đường“. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về công trình nhà thờ họ nhé.

Cách Lợp Mái Cho Công Trình Từ Đường

Với sự ra đời của những loại ngói lợp phù hợp với các công trình hiện đại, thế nhưng vẻ đẹp yên bình, cổ kính trong những loại ngói đất nung truyền thống vẫn không mất đi giá trị của nó. Đặc biệt là hai loại ngói sử dụng phổ biến cho những công trình mang tính tâm linh truyền thống như nhà thờ họ là ngói mũi hài và ngói âm dương. Với kiến trúc mái ngói truyền thống đặc trưng nên những công trình này cần phải được chú trọng trong việc lựa chọn loại ngói lợp cũng như công tác thi công lợp ngói.
+ Về mặt hình thức: Phần mái của ngôi nhà chính là phần che mưa, che nắng, chắn gió cho cả ngôi nhà. Đối với những công trình lợp mái thì việc đảm bảo phần ngói lợp bền chắc sẽ bảo vệ cho toàn bộ ngôi nhà tránh khỏi những tác động của môi trường bên ngoài.
+ Về mặt tâm linh: Phần mái ngói hay nóc của một ngôi nhà có ý nghĩa quan trọng đối với tâm linh. Do đó, khi cất nóc thì cần phải cân nhắc đến nhiều vấn đề như hướng mái, điểm góc mái, nóc mái,… để tránh phạm vào những điều kiêng kỵ. Mái lợp nhà thờ có phù hợp thì gia chủ mới an lành, bình yên được.

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Ngói mũi hài
Ngói mũi hài cổ hay còn gọi với cái tên ngói mũi cổ hoặc ngói cánh sen là loại ngói ta cổ truyền. Ngói mũi cổ ít phổ biến hơn dòng ngói mũi hài thông thường. Và cách lợp ngói mũi cổ là lợp lót bằng ngói chiếu sau đó mới dán ngói mũi cổ lên. Tên gọi bắt nguồn từ hình dáng của loại ngói này rất giống với phần mũi của những chiếc hài, chiếc giầy của phụ nữ hay đeo thời xưa. Chất liệu thường là gốm hoặc sứ dùng để lợp phần mái của công trình nhà thờ họ, từ đường, đình, chùa, miếu …Tuy rằng việc thi công lợp ngói mũi hài không quá khó nhưng cũng đòi hỏi tay nghề thợ phải có kỹ thuật thì mới có thể dán đẹp và bền chắc được . Về hình dáng và kích cỡ thì không có gì khác biệt so với những mẫu ngói truyền thống, còn về mẫu mã thì ngày nay thường in thêm hoa văn hoặc chất liệu sơn để tăng tính thẩm mỹ cho mẫu ngói mũi hài.
Ưu điểm:
– Ngói mũi hài cũng có nhiều mẫu mã với vẻ đẹp thẩm mỹ riêng biệt nên được sử dụng ở nhiều công trình kiến trúc cổ kính như đình chùa, miếu, nhà truyền thống, nhà cấp 4 hiện đại…
– Ngói mũi hài không hấp thụ nhiệt nhiều nên cực mát, vào mùa hè sẽ giảm đi nhiều nhiêt độ nóng và tiết kiệm khá nhiều chi phí điện cho quạt máy. Và vì nó có màu sáng nên phản xạ ánh sáng cũng rất tốt.
– Do được nung ở nhiệt độ cao nên ngói hài có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ cũng như thay đổi thời tiết khắc nghiệt rất tốt, chịu được cả tuyết rơi, kháng nước, kháng lửa hay chịu được hơi muối. Khả năng tái sử dụng cao và có độ bền rất lâu dài nhưng phải có kỹ thuật lợp ngói mũi hài chuẩn mới đảm bảo được ưu điểm này.
– Có 1 số loại ngói mũi hài ở phía dưới vẫn là nung bình thường còn ở trên được phủ lớp men làm cho gạch trông sáng bóng hơn, tiết kiệm nhiều tiền sản xuất cũng như không bị rêu mốc sau nhiều năm sử dụng.
– Có 1 số loại ngói mũi hài được sản xuất ra với chỉ số phát xa và phản xạ cao hơn. Màu sắc cũng có thể nhiều hơn nhưng vẫn đảm được đặc tính chịu nhiệt, nước lửa tốt và mát.
Nhược điểm:
– Với những mái có độ dốc thấp thì không nên sử dụng ngói mũi hài
– Để lợp được ngói cần phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật lợp ngói mũi hài nên không phải ai cũng làm được.
– Chi phí sản xuất không cố định, tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu của công trình mà bạn định sử dụng.
– Khi di chuyển bê ngói mũi hài hay trong quá trình lợp phải hết sức cẩn thận vì ngói có thể bị vỡ.

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Cách thi công ngói mũi hài
Thi công ngói mũi hài nhỏ:
– 
Ta đặt hàng ngói đầu tiên từ dưới lên với độ dốc 15º đến 20º. Phần mũi ngói đưa ra ngoài bằng 1/3 chiều dài của viên ngói.
– Đặt 2 viên ngói mũi cổ ở 2 đầu hồi rồi dùng dây căng sao cho chúng tạo thành đường thẳng.
– Trát vữa xi măng vào mặt dưới viên ngói và dán lên mái. Chú ý kỹ thuật lợp ngói mũi hài bằng bằng cách phân luống và lợp theo luống, chiều rộng mỗi luống khoảng 1,5m.
– Lấy dây căng thẳng từ trên đỉnh mái xuống dưới để tạo thành luống.
– Ta cũng sử dụng vữa xi măng trát mặt dưới viên ngói và dán chúng lên mái. Lưu ý dùng bay xây gạt mỏng sao cho tạo thành mặt phẳng theo chiều nghiêng của mái nhà độ dày lớp vữa phải đủ, không bị tràn ra ngoài mặt viên ngói.
– Đặt 2 viên ở 2 đầu hồi lúc nàu cần điểu chỉnh để khoảng cách mũi hàng sau cách hàng trước khoảng 7cm là được.
– Dùng dây căng ở 2 đầu mũi tạo thành một đường thẳng.
– Với kỹ thuật lợp ngói mũi hài chuẩn thì khi trát vữa đến đâu thì dán ngói ngay đến đó, đặt viên ngói mũi cổ chính xác thep đường thẳng của dây căng, mũi viên ngói hàng sau nằm ở chính giữa 2 viên ngói của hàng trước đó.
– Thực hiện cách lợp ngói mũi cổ từ các hàng tiếp theo cũng tương tự cho đến hết luống và kéo thẳng lên tới đỉnh mái. Lần lượt lợp hết luống này mới đến luống khác và đến khi lợp kín phần mái.
Thi công ngói mũi hài lớn:
Theo lý thuyết, ngói mũi hài cỡ lớn lợp được trên hệ kèo hoặc dán trên mái đúc sẵn, tuy nhiên cách lợp ngói mũi cổ thông thường cách là được lợp trên hệ kèo bởi vì viên ngói thiết kế có móc để gác lên các thanh mè.
Bước chuẩn bị cho kỹ thuật lợp nói mũi hài lớn
– Đóng cầu phong: dùng gỗ nhóm 4 trở xuống
– Kích thước cầu phong: chiều rộng 6 – 7cm, độ dày 3 – 4cm
– Khoảng cách giữa 2 cầu phong: 9 – 10cm
– Kích thước hàng tàu: chiều rộng 15 – 18cm, độ dầy 4 – 5cm
– Vị trí hàng tàu nằm phía dưới cầu phong có vai trò làm điểm đỡ cho hàng ngói đầu tiên từ dưới lên.
Đo và chia khoảng cách các hàng mè
– Mè làm bằng gỗ xẻ có kích thước chiều rộng 3 – 4cm, độ dầy 2,5-3cm
– Đầu tiên ta đóng 2 hàng mè phía trước trên và phía dưới của mái lợp. Hàng mè phía trên cách đỉnh mái từ 3-4cm. Hàng mè phía dưới cách hàng tàu từ 4-5cm
– Đo khoảng cách giữa 2 hàng mè trên và dưới và chia đều khoảng cách giữa các hàng mè phía trong để đảm bảo kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng quy trình.
– Lấy thước dây chia đều khoảng cách giữa các mè , nằm trong khoảng 10-11cm và đánh dấu vị trí đặt các hàng mè
– Sau đó căng dây ở 2 đầu theo đúng vạch đã đánh dầu trước đó
– Tiếp theo, đặt hàng mè phía dưới sợi dây và đóng mè chặt vào cầu phong
– Thực hiện tương tư đóng các hàng mè cho kín mái. Mái khi đóng xong tạo thành một mặt phằng có các đường thẳng song song và cách đều nhau đúng theo kích thước trong khoảng 10-11cm
Các bước tiến hành
– Tiến hành lợp ngói từ đầu hồi lợp vào và lần lượt từ dưới lên trên
– Mỗi viên ngói được móc chặt vào thanh mè
– Hàng ngói phía sau sẽ nằm lên 2/3 hàng trước, mũi viên ngói ở mỗi hàng sau nằm giữa 2 viên ngói ở hàng trước
– Cách lợp ngói mũi cổ này đảm bảo các viên ngói được lợp khít vào nhau
– Còn ở những vị trí đầu hồi và phần nóc bạn nên cắt viên sản phẩm theo đúng kích thước vị trí bị khuyết và lợp vào đó

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Ngói âm dương
Ngói âm dương hay còn được gọi với cái tên khác là Ngói Lưu ly ở khu vực miền Trung, Nam bộ. Ngói âm dương được bắt nguồn từ thời Lý, thời Trần, thời Lê, được sử dụng nhiều tại đình chùa, lăng tẩm, hoàng cung ..v.v.. Là loại ngói gồm 2 phần một phần nổi  (ngói dương) một phần trũng xuống, úp xuống ( ngói âm). Ngoài ra còn có ngói diềm âm dương với họa tiết tỉ mỉ, tinh xảo nhằm tăng độ thẩm mỹ cho mái ngói.
Viên ngói dương có dạng nửa hình trụ, hay còn được gọi với những tên khác như ngói đốt tre, ngói ống,…đặc điểm của viên ngói dương là có một đầu to và đầu còn lại nhỏ, có gờ giúp cho việc thi công mái dẽ dàng và liên kết chặt chẽ hơn. Ngói dương được tráng men ở mặt lồi.
Viên ngói âm có dạng hình chữ nhật hay còn được gọi với yên khác như ngói lá, ngói miếng, có đường cong uốn nhẹ thanh thoát. Ngói âm lợp ngửa lên và được tráng men ở mặt lõm.
Đón mái sẽ là các cặp ngói âm dương diềm hay còn được gọi là ngói câu đầu hoặc trích thủy, những cặp diềm có họa tiết tinh xảo, hoa văn khắc nổi tăng tính thẩm mỹ của mái ngói.
Ưu điểm:
– Giá trị thẩm mỹ: Ngói lợp nhà âm dương là sự kết hợp hoàn hảo của đất nung được tráng men, sở hữu vẻ đẹp tinh tế trong những nét chạm khắc. Khi kết hợp với kiến trúc ngôi nhà tạo ra những đường nét nhấp nhô uốn lượn uyển chuyển mềm mại khiến cho ngôi nhà mang một nét đẹp sang trọng, toát ra sự bề thế uy nghi.
– Tiết kiệm cho phí: Mái ngói âm dương có tuổi thọ khá cao, nhờ cấu tạo vòng nửa vòng úp có tác dụng tạo khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà và giúp quá trình thoát nước được dễ dàng. Chính vì vậy, loại mái ngói này ước tính phải đến 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp, tiết kiệm được chi phí sửa sang cho gia đình bạn.
– Thi công đơn giản: Quá trình thi công lợp nhói âm dương rất đơn giản, không tốn quá nhiều vật liệu xây dựng cũng như công sức. Chỉ cần sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng khâu làm, ngôi nhà của bạn sẽ sở hữu một mái nhà lợp ngói âm dương đẹp hoàn hảo.

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Cách lợp mái ngói cho từ đường

Quy trình thi công
Lợp trên mái bê tông
Bước 1: Làm sạch bề mặt ngói hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng, đảm bảo ngói không bị đổ nát hoặc vỡ hỏng
Bước 2: Thực hiện quét chống thấm để đảm bảo ngôi nhà của bạn không bị thấm nước, đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật lợp ngói âm dương
Bước 3: Bắt đầu lợp ngói từ giữa sang hai bên, cách làm này giúp đảm bảo sự chính xác và đồng nhất cho vị trí ngói lợp, cũng góp phần giúp bạn lợp ngói nhanh hơn và được mái ngói đồng đều, đẹp mắt.
Bước 4Dán ngói lên bề mặt mái bằng cách đổ hồ lên và cố định viên ngói chặt vào mái; sau khi dán ngói xong, bạn cần loại bỏ phần vữa thừa của hồ ở từng vị trí dán để trả lại vẻ đẹp cũng như sự gọn gàng cho mái ngói nhà mình.
Bước 5: Làm viền đuôi mái bằng cách trát hồ lên chỉ mái và đuôi mái của ngôi nhà, sau đó tạo viền thật đẹp để hoàn thiện việc lợp mái ngói âm dương.
Bước 6: Kiểm tra lần cuối toàn bộ mái ngói đã lợp để điều chỉnh những sai sót giúp ngôi nhà của bạn có được một mái ngói âm dương đẹp và bền chắc nhất.
Lợp trên cầu phong (áp dụng cho mái có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 40 độ)
Bước 1: Chúng ta tiến hành đóng cầu phong, với cầu phong việc quan trọng phải vững chãi và có độ rộng độ vừa vặn với ngói âm dương mới thể lợp ngói cũng như tạo vẻ dẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Chiều dài của cầu phong phải dài là 6:7cm, chiều rộng là 3: 4cm. Lưu ý khi đóng cầu phong phải có hàng tàu chắc chắn để thực hiện chức năng nâng đỡ cho mái ngói.
Bước 2: Tiến hành lợp: phương pháp này lợp khá khác với dán trên mái bê tông lợp từ giữa mái lợp ngói từ đầu hồi bên trái sang hai bên thì phương pháp này hoặc bên phải lần lượt. Đầu tiên chúng ta đặt một viên ngói âm nằm trên 2 thanh cầu phong thật chắc chắn, tiếp đến đặt tiếp một viên ngói dương lên để khớp với viên ngói âm.
Với hàng ngói âm dương đầu tiên này phải cố định bằng vít để tạo sự chắc chắn và cố định cho mái ngói đảm bảo hơn. Với cách lợp ngói âm dương bằng cầu phong này khá đơn giản và dễ lợp tuy nhiên chỉ hơi mất công sức trong quá trình thiết kế cầu phong mà thôi.
Bước 3: Tiếp tục tiến hành lợp mái ngói âm dương đến hết, lợp lần lượt từ vị trí luống này sang luống khác khắp mái ngói tới nóc nhà.
Bước 4: Tiến hành lợp ngói rìa bằng si măng dẻo đây là bước quan trọng để chúng ta kết thúc quá trình lợp mái cũng như là khâu quyết định cho quá trình lợp mái đảm bảo cho các viên ngói nằm trên cùng một đường thẳng. Cách lợp ngói âm dương thứ 2 này đặc tính là rất dễ bị lệch nên cần chú ý kĩ càng công đoạn 4 này để khi lợp xong mái nhà được thẳng hàng đẹp mắt.
Bước 5: Kết thúc công đoạn lợp ngói âm dương, chúng ta dùng vải hoặc chổi để làm sạch vệ sinh sạch chỗ hồ thừa, tránh bị kết dính nhiều trên mái ngói mất vẻ thẩm mỹ cho mái ngói và ngôi nhà, kiểm tra lại toàn bộ phần mái của ngôi nhà tránh những sai xót nhỏ trong quá trình thi công.

0/5 (0 Đánh giá)

Chia sẻ bài này


Bản đồ
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger

    YÊU CẦU TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn về các mẫu từ đường của KISATO với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.


    Popup-tu-duong-kisato